Đừng để đôi môi khô căng, bong tróc làm mất đi sự tin và vẻ cuốn hút vốn có của bạn. Khô môi không chỉ xuất phát từ việc chăm sóc môi chưa đúng cách, mà còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt những loại vitamin quan trọng. Vậy, trong bài viết hôm nay, hãy cùng Beaudy.vn khám phá nguyên nhân khô môi do thiếu vitamin gì, và cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất nhé! Bí quyết bổ sung vitamin một cách khoa học là cách giúp đôi môi trở nên mềm mại và hồng hào tự nhiên từ bên trong.
Cách nhận biết dấu hiệu thiếu hụt vitamin qua tình trạng môi
Dấu hiệu khô môi do thiếu vitamin
Có 4 đặc điểm quan trọng có thể nhận thấy được khi khô môi do thiếu vitamin, đó là: môi khô bong tróc liên tục và dễ nứt nẻ, viêm môi đau rát nơi khóe miệng, mất độ đàn hồi và căng mọng của môi, môi khô nhưng không viêm không nứt nẻ.
Khi thiếu hụt vitamin sẽ dẫn đến khô môi kéo dài xuyên suốt, biểu hiện đầu tiên thường rất nhẹ nhàng như môi cảm giác căng tức. Thế nhưng thiếu hụt vitamin đến từ bên trong cơ thể, do đó sẽ ảnh hưởng đến các tế bào môi sâu bên trong như mất đàn hồi, tăng sắc tố do thâm môi. Và không thể cải thiện tình trạng này một cách hoàn toàn chỉ bằng các phương pháp tẩy da chết môi, son dưỡng môi hay mặt nạ ngủ cho môi được.
Sự khác biệt giữa khô môi do thiếu vitamin và các nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, các biểu hiện của môi khô cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, đặc biệt là môi trường và thói quen chăm sóc da môi. Tuy nhiên, các tác động này nếu đến từ bên ngoài sẽ luôn có những dấu hiệu để nhận biết dễ dàng hơn, ví dụ như: thời tiết khô hanh thiếu độ ẩm, bạn thường xuyên ra ngoài vào trời nắng gắt mà không dùng son dưỡng môi có chống nắng, hoặc bạn có thói quen hay liếm môi,…
Thế nhưng, cũng sẽ có những bệnh lý làm khô môi từ bên trong như: viêm da tiếp xúc, chàm môi, bệnh về tuyến giáp,… Do đó, để xác định nguyên nhân khô môi đến từ đâu, các cô nàng cần bắt đầu với những yếu tố dễ kiểm soát nhất (yếu tố bên ngoài), rồi đến việc bổ sung vitamin và nghĩ đến các bệnh lý sau cùng (thông thường nguyên nhân do bệnh lý sẽ ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác trên cơ thể, không chỉ có ở môi).
Khô môi do thiếu vitamin gì? Và cách khắc phục hiệu quả
Vitamin B2 (Riboflavin)
Vitamin B2 đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa các chất béo, đường và đạm thành năng lượng cho cơ thể sử dụng. Và cũng góp phần tái tạo các tế bào ở biểu mô môi, đặc điểm của tế bào môi là mỏng và dễ nhạy cảm do chỉ có 4 đến 5 lớp bảo vệ bên ngoài. Khi thiếu hụt Riboflavin sẽ làm chậm quá trình hình thành tế bào mới, làm tăng lượng tế bào chết. Nên khô môi do thiếu vitamin B2 còn kèm các biểu hiện như viêm miệng, nứt nẻ khóe miệng.
Cách khắc phục hiệu quả cho tình trạng này đó là bổ sung thông qua các nhóm thực phẩm: thịt gia cầm, cá, trứng gà, sữa tươi, phô mai, rau bina, cải bó xôi, hạt hạnh nhân và ngũ cốc,…
Vitamin B3 (Niacin)
Vitamin B3 đóng vai trò quan trọng khi nhắc đến làn da, bởi đây là nhóm vitamin có vai trò tăng tổng hợp ceramide để giúp hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Nhờ có Niacin mà cơ thể bảo toàn lượng axit béo cần thiết, đây là thành phần rất quan trọng để giữ độ ẩm cho màng tế bào, tăng lưu thông tuần hoàn máu cho lớp biểu bì, giảm khô và nứt nẻ môi.
Bạn có thể ăn nhiều loại thực phẩm có chứa Vitamin B3 như: thịt bò, gan động vật, cá hồi, cá ngừ, hạt hướng dương, đậu phộng và các loại hạt có chất béo không bão hòa, gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám,…
Vitamin B6 (Pyridoxine)
Ưu điểm vượt trội của vitamin B6 đó là khả năng tăng tổng hợp collagen giúp duy trì độ đàn hồi và khả năng giữ ẩm hoàn hảo owrda môi. Nên thiếu hụt vitamin B6 sẽ làm suy yếu hàng rào bảo vệ da vốn có, làm da môi dễ bị tổn thương từ bên ngoài, đặc biệt là ánh nắng mặt trời, khí hậu khô hanh, hoặc các enzyme từ nước bọt do thói quen liếm môi gây ra.
Vitamin B6 có nhiều trong các loại: thịt gà, thịt vịt, cá hồi, chuối, khoai tây, cà rốt, hạnh nhân, hạt óc chó, đậu xanh, đậu lăng,…
Vitamin C
Nhờ có vitamin C mà cơ thể như có được một tấm khiên bảo vệ vững chắc, và đôi môi có một người bạn đồng hành trên hành trình chống oxy hóa. Cùng với đó, vitamin C là nguồn nguyên liệu quan trọng để giúp đỡ và tổng hợp collagen hiệu quả. Thiếu hụt vitamin C ngoài những biểu hiện môi khô nứt nẻ nghiêm trọng, còn có hiện tượng môi tăng sắc tố, xỉn màu và kém sức sống.
Bạn có thể ăn nhiều nhóm thực phẩm có vitamin C hàng ngày như là: trái cam, quả chanh, quả bưởi, ớt chuông, dâu tây, kiwi, dứa, rau cải bó xôi, bông cải xanh,…
Vitamin E
Vitamin E vừa đóng vai trò là một chất chống oxy hóa ngăn cản các gốc tự do gây viêm môi, đồng thời củng cố lớp lipid giữ ẩm để tránh cho đôi môi khô căng. Thế nên vitamin E luôn là nhóm vitamin cần thiết nếu bạn muốn có được đôi môi hồng hào căng mọng mỗi ngày.
Vitamin E có rất nhiều trong các loại dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu oliu, dầu hạnh nhân), các loại hạt (hạt hạnh nhân, hạt dẻ cười), quả bơ, cá hồi hay các loại các béo khác,…
Kết hợp với phương pháp chăm sóc môi khô nứt nẻ
Sử dụng son dưỡng môi hoặc mặt nạ ngủ môi
Bên cạnh đó, hãy bổ sung cho môi thêm các dưỡng chất cần thiết từ bên ngoài. Các loại son dưỡng môi hay mặt nạ ngủ môi có chứa nhiều chất dưỡng ẩm và khóa ẩm cần thiết, để giữ lại lượng nước cho đôi môi bớt khô căng bong tróc hơn. Hãy chọn các nhóm thành phần quan trọng như: Glycerin, sáp ong, bơ hạt mỡ, ceramide, Hyaluronic Axit,…
Tẩy tế bào chết môi mỗi tuần 1 lần
Và đừng quên tẩy da chết môi rất quan trọng, vì các tế bào không bong tróc tự nhiên được sẽ cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất cũng như làm tăng thoát hơi nước nghiêm trọng. Do đó, bạn hãy tẩy tế bào chết cho môi bằng nhiều cách khác nhau, có thể dùng bã cà phê, bột đậu đỏ hoặc các công thức có sẵn trong mỹ phẩm nhé.
Uống đủ nước
Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi việc uống đủ nước không chỉ giúp đôi môi đỡ khô hơn, mà còn cải thiện da dẻ láng mịn hồng hào hơn bao giờ hết. Bởi nước giúp tăng lượng độ ẩm cho cơ thể mạnh mẽ, giữ cho đôi môi căng mọng và cải thiện lưu thông tuần hoàn máu nên góp phần làm hồng môi hơn đó nhé.
5 nhóm vitamin quan trọng nhất để giúp bạn giữ được đôi môi luôn mịn màng và hồng hào rạng rỡ bao gồm có: vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin C và vitamin E. Cách bổ sung những nhóm vitamin này không hề khó, hoàn toàn có thể thông qua những nhóm thực phẩm hay thức ăn bạn dùng hàng ngày. Bên cạnh đó, hãy duy trì thói quen chăm sóc môi đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng môi khô đáng kể. Beaudy.vn chân thành cảm ơn các bạn đọc giả đã luôn quan tâm và hẹn gặp lại các bạn trong nhiều bài viết làm đẹp sắp tới nhé!
Mình rất mong muốn được nghe suy nghĩ của các bạn về chủ đề này, hãy để lại comment nhé.